1 cách lựa cá dĩa đẹp Mon Nov 08, 2010 10:01 pm
tep2007
Moderator
Cách lựa cá dĩa đẹp:
Lựa phải cá dĩa không như ý là điều xảy ra khá phổ biến. Thông thường, mọi người bị cuốn hút bởi màu sắc, hoa văn hay đốm của dòng cá mà bỏ qua những lỗi tiểu tiết hay ẩn dấu. Ngay cả những nhà lai tạo hay chơi cá nhiều kinh nghiệm cũng đôi khi mắc sai sót. Điều quan trọng là bạn phải nắm vững những yếu tố cơ bản trong việc lựa chọn cá dĩa và tiến hành lựa chọn một cách có phương pháp.
Có ba yếu tố mà các bạn cần phải lưu tâm trong việc lựa chọn cá dĩa:
A. Nguồn gốc: rất quan trọng trong việc lựa chọn cá dĩa, đặc biệt với mục đích lai tạo và tham dự triển lãm. Diện mạo cá đĩa thay đổi trong suốt quá trình tăng trưởng, và thường thay đổi một cách mạnh mẽ, gần như là “lột xác” lúc trưởng thành. Cá non chưa phát triển hoàn thiện về hình dáng và màu sắc, thậm chí có thể còn ẩn dấu các dị tật bẩm sinh. Thêm vào đó, việc sử dụng những chất kích màu và hormon càng khiến cho việc đánh giá về tiềm năng cá dĩa trở nên khó khăn. Vì vậy, hãy mua cá từ những nhà lai tạo uy tín ở địa phương nơi các bạn có thể thấy được cặp cá giống cha mẹ cũng như dòng cá. Các bạn cũng có thể tham gia vào các câu lạc bộ cá dĩa để tìm hiểu thông tin và được chia sẻ cá dĩa từ những nguồn chất lượng và đáng tin cậy.
B. Hình thái và dị tật: được đề cập một cách chi tiết nhằm giúp các bạn có thể phân biệt được các dạng hình thái ở cá dĩa, dị tật di truyền hay dị tật bắt nguồn từ môi trường như chế độ nuôi dưỡng, hậu quả chấn thương và bệnh tật. Nếu lựa cá dĩa với mục đích lai tạo thì có thể chấp nhận các dị tật bắt nguồn từ môi trường. Việc nắm vững các dạng hình thái cũng là yếu tố quan trọng giúp các bạn định hình gu thẩm mỹ cũng như tham dự vào các cuộc triển lãm trong tương lai.
C. Tình trạng sức khỏe: các bạn sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nếu tránh được những con cá bệnh tật hay có biểu hiện bất thường về sức khỏe.
Hình thái và dị tật
1- Mắt
a) Kích thước:
Những dòng cá dĩa khác nhau có kích thước mắt khác nhau. Nhà lai tạo cá dĩa tiên phong Jack Wattley đưa ra tỷ lệ kích thước mắt so với đường thẳng đứng đi qua mắt là 1:7.
Để dễ ước lượng, đoạn trên phải gấp 3 lần mắt, đoạn dưới cũng phải gấp 3 lần mắt. Một số dòng cá dĩa hiện đại có tỷ lệ mắt là 1:9 chẳng hạn như golden và tangerine. Những thông số này rất có ích trong việc phát hiện cá dĩa còi. Cá dĩa còi phát triển chậm nhưng mắt của nó vẫn tăng trưởng đều đặn theo thời gian. Vì vậy, tránh lựa những con mắt to với tỷ lệ trên 1:7.
Ngày nay, hiện tượng kích thước hai mắt không đều là rất phổ biến vì vấn đề lai tạp. Đây là tật di truyền cần tránh.
b) Tròng mắt hay phần viền xung quanh con ngươi nên có màu đỏ tươi. Các màu đen, đỏ bầm, trắng và vàng không được chuộng bằng. Đa số các dòng cá dĩa đều có can chạy qua mắt nhưng nếu màu mắt tối một cách thường trực thì cá đang có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bị nhiễm nấm hay ký sinh, hãy kiểm tra những đặc điểm khác như màu thân và vây.
Một khi cá bị nhiễm khuẩn khi còn non, chẳng hạn như Aeromonas sobrio, vi khuẩn hủy hoại các mô ở tròng mắt gây ra dị tật. Những con bị nặng, mắt có thể sưng to và chết; những con bị nhẹ hơn có thể mang mầm bệnh cả đời nếu không được chữa trị thích hợp. Sau này, điều kiện môi trường kém có thể kích thích bệnh tái phát. Tránh chọn những con bị dị tật tròng mắt như hình dưới.
2- Dạng thân (body form/shape)
Thân dài và thân tròn thường xuất hiện ở cá dĩa hoang. Hình dáng tổng thể của cá dĩa phải tròn trịa, vì vậy tránh lựa dạng thân dài (tuy nhiên, cá non có thể chưa phát triển để đạt dạng thân tròn).
Thân cao (high body) là dạng thân phổ biến của các dòng cá dĩa hiện đại. Dạng thân này cũng có thể là dấu hiệu của việc nuôi thúc và tật võng cột sống (lordosis). Nếu nuôi thúc thì sẽ có dạng đầu két và “cằm đôi” (double-chin). Nếu dị tật thì trán sẽ thẳng một cách bất thường và ức nhô.
Ngoài ra, đầu sẽ hơi cong một cách tự nhiên, dáng hài hòa và không có dấu hiệu của tật võng cột sống (lordosis). Đây là dạng thân duyên dáng và được ưa chuộng nhất. Hầu hết cá thể chiến thắng trong các thể loại cá dĩa thuần dưỡng đều có dạng thân này.
Thân cực cao (super high body) còn được gọi là “dơi” hay “chó bun” (bat/bulldog) với xương sống cực ngắn, dấu hiệu của tật võng cột sống. Các tật thường xuất hiện ở dạng thân này gồm:
- Đầu cực thẳng hay lẹm.
- Một bên thân dày hơn bên kia vì tật vẹo cột sống (scoliosis).
- Mang thiếu (nhưng không phải tật mang thiếu nào cũng đi đôi với thân cực cao).
- Đuôi và vây ngực bất thường.
- “Cằm đôi”: ức to và nhô ra như cằm.
Dạng thân này là tật môi trường và không di truyền. Nguyên nhân có thể vì bào thai phát triển kém hay nhiễm khuẩn Mycobacterium trong giai đoạn bào thai hay cá bột khiến cột sống bị tật.
Vây cực cao (super high fin) là dạng đột biến mới xuất hiện vài năm gần đây.
3- Đầu
Đầu phải hơi cong, liền lạc và không được lồi lõm để kết hợp với thân thành dáng tròn hoàn hảo. Lưu ý đến các vết lở loét vùng đầu vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lủng đầu. Có 5 dạng đầu di truyền và 3 dạng đầu dị tật do môi trường. Các dạng đầu di truyền gồm:
Đầu cong (curved) và đầu thẳng (straight) là hai dạng đầu thích hợp nhất để lai tạo.
Đầu cực cong (overly curved) rất phổ biến ở cá dĩa hoang, dù đẹp nhưng thường đi đôi với dạng thân dài nên cần cân nhắc khi lai tạo.
Đầu gù (protruding/flowerhorn) có gù như đầu cá La Hán, tuy ngộ nghĩnh nhưng làm hỏng hình dáng tổng thể của cá dĩa.
Đầu gãy (kinked) có vết gãy gần gốc vây lưng, đây là tật di truyền.
Các dạng đầu dị tật do môi trường gồm:
Đầu két (parrot mouth): dạng đầu có mõm như mỏ két. Đây vốn là dạng thân dài nhưng được nuôi thúc bằng thức ăn giàu chất béo để tăng chiều cao, hậu quả là mõm trông như mỏ két và ức có dạng “cằm đôi” (double-chin). Những con cá đẹt, còi cũng có dạng đầu két.
Đầu lõm (undershot): đây là hậu quả của các vi khuẩn gây bệnh như Aeromonas sobrio hay Mycobacterium. Dạng đầu này thường đi đôi với mắt lồi.
Đầu dựng & đầu lẹm
(straight/bat/bulldog): đầu dựng gần như thẳng đứng trong khi đầu lẹm hơi lượn vào bên trong. Hai dạng đầu này đi đôi với dạng thân cực cao.
4- Nắp mang
Dị tật nắp mang xảy ra khá phổ biến ở cá dĩa vì cả nguyên nhân di truyền lẫn môi trường. Mang thiếu:dấu hiệu thành phần thức ăn thiếu can-xi. Mang vênh, lõm hay lòi lá mang: dấu hiệu nhiễm khuẩn, ký sinh hay thiếu ô-xy. Tình trạng thiếu ô-xy vì ô nhiễm và sử dụng hypo quá liều (khử clor) làm mang bị tổn thương dẫn đến tật vênh và lõm mang. Formol và Malachite Green cũng là các chất gây ung thư và đột biến. Không may, liều thích hợp để chữa trị bệnh nặng và mãn tính cũng gây tổn thương cho cá.
Quan sát nắp và khe mang từ nhiều phía để đảm bảo cá không bị dị tật. Khi khép, nắp mang phải khít với thân. Khi thở, phần bên trong mang không được lòi ra. Nước ô nhiễm khiến cá thở gấp gáp. Nếu nước trong mà cá vẫn thở dốc, khó nhọc, ngoi lên bề mặt hoặc chỉ cử động một bên mang thì đó có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc ký sinh.
5- Vảy
Tật vảy ở cá dĩa có nguyên nhân môi trường và không di truyền. Tật phát sinh khi cá bị thương, trầy xước và nhiễm trùng. Hãy chọn những con vảy đều, liền lạc và không khập khiễng.
6- Cột sống (backbone)
Quan sát cá từ phía chính diện và gốc đuôi để kiểm tra dị tật về cột sống. Miệng méo và mang biến dạng cũng thường đi đôi với dị tật cột sống, đây là dạng tật do môi trường (hậu quả của bệnh lao cá), có thể dùng để lai tạo (bằng không nếu chỉ mỗi miệng bị méo thì đó là tật di truyền).
7- Vây
Vây ngực: có gốc nằm ngay sau nắp mang và hơi thấp hơn miệng và đuôi. Tật di truyền phổ biến ở vây ngực là vẹo lên, trông như sắp bay. Các tia vây cũng có thể cong vẹo và có nốt sần vì nhiễm khuẩn.
Vây bụng (kỳ): phải đều nhau, hai kỳ không đều, bắt chéo (nhìn từ chính diện) hay thiếu kỳ là các tật di truyền. Tuy nhiên, nếu kỳ đủ nhưng bị gãy, cong vẹo thì đó là tật do môi trường ô nhiễm, nhiễm khuẩn hay ký sinh. Nếu còn thấy chút gốc kỳ thì đó là dấu hiệu cá nhiễm bệnh khi còn trong trứng nước, có thể dùng vào mục đích lai tạo. Nhưng nếu gốc kỳ trơn tru thì đó có thể là tật di truyền, tốt nhất không nên lai tạo.
Vây lưng và vây hậu môn: là phần nổi bật, đập vào mắt người quan sát. Các vây càng to và xòe rộng thì cá dĩa càng đẹp. Tuy nhiên dù kích thước hay hình dạng như thế nào thì hai vây cũng phải đều nhau. Cụ thể, hai vây phải dài như nhau (không tính phần chóp vây kéo dài). Độ rộng ở phần cao nhất của vây (A) và độ rộng ở phần giao với gốc đuôi (B) phải bằng nhau.
Vây hậu môn nhỏ hơn vây lưng hay gốc vây hậu môn lùi về phía sau so với vây lưng là các tật di truyền. Các tật phổ biến nữa là các vây teo tóp, sờn rách, biến dạng, khập khiễng, thiếu lưng (“tê giác”) và “thiếu bụng”. Dị tật thường xảy ra ở các gai vây đầu tiên của vây lưng và vây hậu môn. Đây là hậu quả của môi trường nước ô nhiễm, nhiễm khuẩn hay ký sinh trong gian đoạn cá còn non và tổn thương là không thể phục hồi được.
Đuôi: bao gồm 16 tia vây gốc chia thành 2 phần đều nhau. Các dị tật liên quan đến bệnh vẹo hay võng cột sống, thường thể hiện ở gốc đuôi bao gồm bướu, cong lên hay cụp xuống. Nhìn chung, đấy là các cá thể trong bầy bat/bulldog. Đây là tật môi trường, thường là hậu quả của bệnh lao cá (tuberculosis).
8- Màu sắc
Màu sắc của cá lên dần, trong vòng từ 6 đến 8 tháng. Hãy đặt nghi vấn khi màu sắc của cá nổi bật ở kích thước dưới 6 cm.
- Kiểm tra dấu hiệu kích màu bằng hormon. Cá non dưới 6 cm lên màu xanh trên vây ngực, đuôi và chóp mũi có thể là dấu hiệu của hormon.
- Cá size dưới 6 cm mà lên bông đầy đủ, màu sắc nổi bật có thể là cá còi, đẹt. Hãy kiểm tra các dấu hiệu bổ sung như kích thước mắt. Màu sắc nổi bật cũng có thể là dấu hiệu của hormon vì người ta cố ý kích màu khi cá còn non để phát hiện những con có tiềm năng (bông, đốm đầy đủ). Điều này đặc biệt đúng với dòng beo vì chỉ có vài chục phần trăm lên đủ đốm và được chọn nuôi tiếp, số còn lại bị loại và bán ra khi còn non.
- Cá ở size 5-6 cm phải “sạch” muối tiêu. Nếu muối tiêu xuất hiện trước mũi và chóp vây thì sẽ xuất hiện nhiều hơn khi trưởng thành.
(nguôinf internet)
Lựa phải cá dĩa không như ý là điều xảy ra khá phổ biến. Thông thường, mọi người bị cuốn hút bởi màu sắc, hoa văn hay đốm của dòng cá mà bỏ qua những lỗi tiểu tiết hay ẩn dấu. Ngay cả những nhà lai tạo hay chơi cá nhiều kinh nghiệm cũng đôi khi mắc sai sót. Điều quan trọng là bạn phải nắm vững những yếu tố cơ bản trong việc lựa chọn cá dĩa và tiến hành lựa chọn một cách có phương pháp.
Có ba yếu tố mà các bạn cần phải lưu tâm trong việc lựa chọn cá dĩa:
A. Nguồn gốc: rất quan trọng trong việc lựa chọn cá dĩa, đặc biệt với mục đích lai tạo và tham dự triển lãm. Diện mạo cá đĩa thay đổi trong suốt quá trình tăng trưởng, và thường thay đổi một cách mạnh mẽ, gần như là “lột xác” lúc trưởng thành. Cá non chưa phát triển hoàn thiện về hình dáng và màu sắc, thậm chí có thể còn ẩn dấu các dị tật bẩm sinh. Thêm vào đó, việc sử dụng những chất kích màu và hormon càng khiến cho việc đánh giá về tiềm năng cá dĩa trở nên khó khăn. Vì vậy, hãy mua cá từ những nhà lai tạo uy tín ở địa phương nơi các bạn có thể thấy được cặp cá giống cha mẹ cũng như dòng cá. Các bạn cũng có thể tham gia vào các câu lạc bộ cá dĩa để tìm hiểu thông tin và được chia sẻ cá dĩa từ những nguồn chất lượng và đáng tin cậy.
B. Hình thái và dị tật: được đề cập một cách chi tiết nhằm giúp các bạn có thể phân biệt được các dạng hình thái ở cá dĩa, dị tật di truyền hay dị tật bắt nguồn từ môi trường như chế độ nuôi dưỡng, hậu quả chấn thương và bệnh tật. Nếu lựa cá dĩa với mục đích lai tạo thì có thể chấp nhận các dị tật bắt nguồn từ môi trường. Việc nắm vững các dạng hình thái cũng là yếu tố quan trọng giúp các bạn định hình gu thẩm mỹ cũng như tham dự vào các cuộc triển lãm trong tương lai.
C. Tình trạng sức khỏe: các bạn sẽ tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nếu tránh được những con cá bệnh tật hay có biểu hiện bất thường về sức khỏe.
Hình thái và dị tật
1- Mắt
a) Kích thước:
Những dòng cá dĩa khác nhau có kích thước mắt khác nhau. Nhà lai tạo cá dĩa tiên phong Jack Wattley đưa ra tỷ lệ kích thước mắt so với đường thẳng đứng đi qua mắt là 1:7.
Để dễ ước lượng, đoạn trên phải gấp 3 lần mắt, đoạn dưới cũng phải gấp 3 lần mắt. Một số dòng cá dĩa hiện đại có tỷ lệ mắt là 1:9 chẳng hạn như golden và tangerine. Những thông số này rất có ích trong việc phát hiện cá dĩa còi. Cá dĩa còi phát triển chậm nhưng mắt của nó vẫn tăng trưởng đều đặn theo thời gian. Vì vậy, tránh lựa những con mắt to với tỷ lệ trên 1:7.
Ngày nay, hiện tượng kích thước hai mắt không đều là rất phổ biến vì vấn đề lai tạp. Đây là tật di truyền cần tránh.
b) Tròng mắt hay phần viền xung quanh con ngươi nên có màu đỏ tươi. Các màu đen, đỏ bầm, trắng và vàng không được chuộng bằng. Đa số các dòng cá dĩa đều có can chạy qua mắt nhưng nếu màu mắt tối một cách thường trực thì cá đang có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bị nhiễm nấm hay ký sinh, hãy kiểm tra những đặc điểm khác như màu thân và vây.
Một khi cá bị nhiễm khuẩn khi còn non, chẳng hạn như Aeromonas sobrio, vi khuẩn hủy hoại các mô ở tròng mắt gây ra dị tật. Những con bị nặng, mắt có thể sưng to và chết; những con bị nhẹ hơn có thể mang mầm bệnh cả đời nếu không được chữa trị thích hợp. Sau này, điều kiện môi trường kém có thể kích thích bệnh tái phát. Tránh chọn những con bị dị tật tròng mắt như hình dưới.
2- Dạng thân (body form/shape)
Thân dài và thân tròn thường xuất hiện ở cá dĩa hoang. Hình dáng tổng thể của cá dĩa phải tròn trịa, vì vậy tránh lựa dạng thân dài (tuy nhiên, cá non có thể chưa phát triển để đạt dạng thân tròn).
Thân cao (high body) là dạng thân phổ biến của các dòng cá dĩa hiện đại. Dạng thân này cũng có thể là dấu hiệu của việc nuôi thúc và tật võng cột sống (lordosis). Nếu nuôi thúc thì sẽ có dạng đầu két và “cằm đôi” (double-chin). Nếu dị tật thì trán sẽ thẳng một cách bất thường và ức nhô.
Ngoài ra, đầu sẽ hơi cong một cách tự nhiên, dáng hài hòa và không có dấu hiệu của tật võng cột sống (lordosis). Đây là dạng thân duyên dáng và được ưa chuộng nhất. Hầu hết cá thể chiến thắng trong các thể loại cá dĩa thuần dưỡng đều có dạng thân này.
Thân cực cao (super high body) còn được gọi là “dơi” hay “chó bun” (bat/bulldog) với xương sống cực ngắn, dấu hiệu của tật võng cột sống. Các tật thường xuất hiện ở dạng thân này gồm:
- Đầu cực thẳng hay lẹm.
- Một bên thân dày hơn bên kia vì tật vẹo cột sống (scoliosis).
- Mang thiếu (nhưng không phải tật mang thiếu nào cũng đi đôi với thân cực cao).
- Đuôi và vây ngực bất thường.
- “Cằm đôi”: ức to và nhô ra như cằm.
Dạng thân này là tật môi trường và không di truyền. Nguyên nhân có thể vì bào thai phát triển kém hay nhiễm khuẩn Mycobacterium trong giai đoạn bào thai hay cá bột khiến cột sống bị tật.
Vây cực cao (super high fin) là dạng đột biến mới xuất hiện vài năm gần đây.
3- Đầu
Đầu phải hơi cong, liền lạc và không được lồi lõm để kết hợp với thân thành dáng tròn hoàn hảo. Lưu ý đến các vết lở loét vùng đầu vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lủng đầu. Có 5 dạng đầu di truyền và 3 dạng đầu dị tật do môi trường. Các dạng đầu di truyền gồm:
Đầu cong (curved) và đầu thẳng (straight) là hai dạng đầu thích hợp nhất để lai tạo.
Đầu cực cong (overly curved) rất phổ biến ở cá dĩa hoang, dù đẹp nhưng thường đi đôi với dạng thân dài nên cần cân nhắc khi lai tạo.
Đầu gù (protruding/flowerhorn) có gù như đầu cá La Hán, tuy ngộ nghĩnh nhưng làm hỏng hình dáng tổng thể của cá dĩa.
Đầu gãy (kinked) có vết gãy gần gốc vây lưng, đây là tật di truyền.
Các dạng đầu dị tật do môi trường gồm:
Đầu két (parrot mouth): dạng đầu có mõm như mỏ két. Đây vốn là dạng thân dài nhưng được nuôi thúc bằng thức ăn giàu chất béo để tăng chiều cao, hậu quả là mõm trông như mỏ két và ức có dạng “cằm đôi” (double-chin). Những con cá đẹt, còi cũng có dạng đầu két.
Đầu lõm (undershot): đây là hậu quả của các vi khuẩn gây bệnh như Aeromonas sobrio hay Mycobacterium. Dạng đầu này thường đi đôi với mắt lồi.
Đầu dựng & đầu lẹm
(straight/bat/bulldog): đầu dựng gần như thẳng đứng trong khi đầu lẹm hơi lượn vào bên trong. Hai dạng đầu này đi đôi với dạng thân cực cao.
4- Nắp mang
Dị tật nắp mang xảy ra khá phổ biến ở cá dĩa vì cả nguyên nhân di truyền lẫn môi trường. Mang thiếu:dấu hiệu thành phần thức ăn thiếu can-xi. Mang vênh, lõm hay lòi lá mang: dấu hiệu nhiễm khuẩn, ký sinh hay thiếu ô-xy. Tình trạng thiếu ô-xy vì ô nhiễm và sử dụng hypo quá liều (khử clor) làm mang bị tổn thương dẫn đến tật vênh và lõm mang. Formol và Malachite Green cũng là các chất gây ung thư và đột biến. Không may, liều thích hợp để chữa trị bệnh nặng và mãn tính cũng gây tổn thương cho cá.
Quan sát nắp và khe mang từ nhiều phía để đảm bảo cá không bị dị tật. Khi khép, nắp mang phải khít với thân. Khi thở, phần bên trong mang không được lòi ra. Nước ô nhiễm khiến cá thở gấp gáp. Nếu nước trong mà cá vẫn thở dốc, khó nhọc, ngoi lên bề mặt hoặc chỉ cử động một bên mang thì đó có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc ký sinh.
5- Vảy
Tật vảy ở cá dĩa có nguyên nhân môi trường và không di truyền. Tật phát sinh khi cá bị thương, trầy xước và nhiễm trùng. Hãy chọn những con vảy đều, liền lạc và không khập khiễng.
6- Cột sống (backbone)
Quan sát cá từ phía chính diện và gốc đuôi để kiểm tra dị tật về cột sống. Miệng méo và mang biến dạng cũng thường đi đôi với dị tật cột sống, đây là dạng tật do môi trường (hậu quả của bệnh lao cá), có thể dùng để lai tạo (bằng không nếu chỉ mỗi miệng bị méo thì đó là tật di truyền).
7- Vây
Vây ngực: có gốc nằm ngay sau nắp mang và hơi thấp hơn miệng và đuôi. Tật di truyền phổ biến ở vây ngực là vẹo lên, trông như sắp bay. Các tia vây cũng có thể cong vẹo và có nốt sần vì nhiễm khuẩn.
Vây bụng (kỳ): phải đều nhau, hai kỳ không đều, bắt chéo (nhìn từ chính diện) hay thiếu kỳ là các tật di truyền. Tuy nhiên, nếu kỳ đủ nhưng bị gãy, cong vẹo thì đó là tật do môi trường ô nhiễm, nhiễm khuẩn hay ký sinh. Nếu còn thấy chút gốc kỳ thì đó là dấu hiệu cá nhiễm bệnh khi còn trong trứng nước, có thể dùng vào mục đích lai tạo. Nhưng nếu gốc kỳ trơn tru thì đó có thể là tật di truyền, tốt nhất không nên lai tạo.
Vây lưng và vây hậu môn: là phần nổi bật, đập vào mắt người quan sát. Các vây càng to và xòe rộng thì cá dĩa càng đẹp. Tuy nhiên dù kích thước hay hình dạng như thế nào thì hai vây cũng phải đều nhau. Cụ thể, hai vây phải dài như nhau (không tính phần chóp vây kéo dài). Độ rộng ở phần cao nhất của vây (A) và độ rộng ở phần giao với gốc đuôi (B) phải bằng nhau.
Vây hậu môn nhỏ hơn vây lưng hay gốc vây hậu môn lùi về phía sau so với vây lưng là các tật di truyền. Các tật phổ biến nữa là các vây teo tóp, sờn rách, biến dạng, khập khiễng, thiếu lưng (“tê giác”) và “thiếu bụng”. Dị tật thường xảy ra ở các gai vây đầu tiên của vây lưng và vây hậu môn. Đây là hậu quả của môi trường nước ô nhiễm, nhiễm khuẩn hay ký sinh trong gian đoạn cá còn non và tổn thương là không thể phục hồi được.
Đuôi: bao gồm 16 tia vây gốc chia thành 2 phần đều nhau. Các dị tật liên quan đến bệnh vẹo hay võng cột sống, thường thể hiện ở gốc đuôi bao gồm bướu, cong lên hay cụp xuống. Nhìn chung, đấy là các cá thể trong bầy bat/bulldog. Đây là tật môi trường, thường là hậu quả của bệnh lao cá (tuberculosis).
8- Màu sắc
Màu sắc của cá lên dần, trong vòng từ 6 đến 8 tháng. Hãy đặt nghi vấn khi màu sắc của cá nổi bật ở kích thước dưới 6 cm.
- Kiểm tra dấu hiệu kích màu bằng hormon. Cá non dưới 6 cm lên màu xanh trên vây ngực, đuôi và chóp mũi có thể là dấu hiệu của hormon.
- Cá size dưới 6 cm mà lên bông đầy đủ, màu sắc nổi bật có thể là cá còi, đẹt. Hãy kiểm tra các dấu hiệu bổ sung như kích thước mắt. Màu sắc nổi bật cũng có thể là dấu hiệu của hormon vì người ta cố ý kích màu khi cá còn non để phát hiện những con có tiềm năng (bông, đốm đầy đủ). Điều này đặc biệt đúng với dòng beo vì chỉ có vài chục phần trăm lên đủ đốm và được chọn nuôi tiếp, số còn lại bị loại và bán ra khi còn non.
- Cá ở size 5-6 cm phải “sạch” muối tiêu. Nếu muối tiêu xuất hiện trước mũi và chóp vây thì sẽ xuất hiện nhiều hơn khi trưởng thành.
(nguôinf internet)