1 GIỚI THIỆU VỀ CHÓ PHÚ QUỐC Mon Jun 21, 2010 12:02 pm
ADMIN
Admin
Chó Phú Quốc là một loại chó riêng của đảo Phú Quốc, Việt Nam.
Nó có đặc điểm phân biệt với các loại chó khác là các xoáy lông ở trên
sống lưng. Nó là một trong ba dòng chó có xoáy lông trên lưng trên thế
giới. Hai loại chó lông xoáy ở lưng còn lại là chó lông xoáy Rhodesia và chó lông xoáy Thái. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và có biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt
và bộ lông mượt sát (1-2 cm) rất ngắn nên khi ướt chó Phú Quốc chỉ cần
lắc mình vài lượt nước sẽ bắn đi do đó sẽ chóng khô. Chó Phú Quốc đã có
tên trong từ điển tiếng Pháp Larousse.
Hiện chó Phú Quốc đã được thuần dưỡng như vật nuôi. Nhưng người dân
trên đảo Phú Quốc vẫn thích những chó xoáy được sinh ra trong hang, vì
họ tin như vậy mới đúng loại chó xoáy Phú Quốc.Lịch sử
Nguồn gốc của chó Phú Quốc hiện nay chưa xác định. Theo một số người,
chó lông xoáy Phú Quốc được bắt đầu từ một giống chó lông xoáy của Pháp
khi lạc trên hoang đảo Phú Quốc và giống chó này đã sinh sôi nảy nở ở
đây thành một loại chó hoang. Theo một nguồn quảng cáo cho chó lông xoáy Thái [1], có vài lập luận để thuyết minh rằng chó Phú Quốc đến từ Thái Lan.
Đặc điểm
Chó Phú Quốc được người dân trên đảo và cả đất liền Việt Nam rất chuộng vì có nhiều biệt tài so với các loài chó khác.
Chúng có khả năng đi săn
rất tốt. Những người thợ săn vào rừng mang theo một hoặc hai con chó
Phú Quốc trong một đêm có thể mang về năm đến sáu, hoặc nhiều hơn, con chồn hương,
một loại động vật phổ biến ở Phú Quốc. Chó Phú Quốc có thể lần theo dấu
vết con mồi kể cả khi con mồi đã đi qua từ trước đó rất lâu; vì thế thợ
săn phải kiểm tra việc chó chạy theo dấu vết con mồi cũ hay mới để gọi
nó về. Nếu săn hăng quá, chó Phú Quốc có thể lạc vài ngày sau mới về.
Mỗi khi phát hiện ra con mồi thì chúng dồn con mồi đồng thời sủa lên để
gọi chủ. Chúng không buông tha mồi cho đến khi chủ gọi nó đi vì lý do
có thể không hạ được con mồi.
Chó Phú Quốc có khả năng đánh nhau với rắn độc.
Theo những người dân trên đảo, những con chó mực tuyền đen có lưỡi
chống được nọc độc rắn (điều này theo truyền thuyết, chưa được kiểm
chứng). Nhiều con chó Phú Quốc đã liều mình cứu chủ thoát khỏi rắn độc
cắn.
Chó Phú Quốc dễ làm quen với người. Khi gặp bất kể người thân hay
sơ, chúng đều vẫy đuôi mừng rối rít. Người lạ thường có thể sờ mó con
chó mà không bị cắn. Đây là nhược điểm của những chó xoáy trong việc
giữ nhà.
Chó Phú Quốc thường bị bệnh đường ruột, theo một số người có lẽ do hệ miễn dịch yếu bởi sự lai trùng huyết, vì thế khi đưa về đất liền tỷ lệ chết cũng rất cao. Chúng cần được tiêm phòng bệnh.
Hai nhà khoa học Mỹ, Merle Wood và Merle Hidinger, cho rằng xoáy
lưng từng chỉ có ở giống chó xoáy miền Đông Thái Lan và giống chó xoáy
Châu Phi. Do đó, những cái xoáy lưng trên giống chó Phú Quốc hiện nay
chắc chắn bắt nguồn từ giống chó Thái. Theo họ, cách đây ít nhất 400
năm, những ngư dân Thái Lan đã vô tình trở thành các nhà tạo giống khi
họ tới đánh bắt hoặc buôn bán ở vùng biển Phú Quốc.[1]
Tuy nhiên, ThS Nguyễn Văn Biện thuộc ĐH Cần Thơ đã phản biện lại giả
thuyết trên. Ông nói, giả thuyết trên là vô lý vì cách đây 400 năm các
ngư phủ Thái Lan không thể vượt 400-500 cây số để tới vùng biển Phú
Quốc... [2
Nó có đặc điểm phân biệt với các loại chó khác là các xoáy lông ở trên
sống lưng. Nó là một trong ba dòng chó có xoáy lông trên lưng trên thế
giới. Hai loại chó lông xoáy ở lưng còn lại là chó lông xoáy Rhodesia và chó lông xoáy Thái. Chó Phú Quốc biết đào hang để đẻ và có biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có màng như chân vịt
và bộ lông mượt sát (1-2 cm) rất ngắn nên khi ướt chó Phú Quốc chỉ cần
lắc mình vài lượt nước sẽ bắn đi do đó sẽ chóng khô. Chó Phú Quốc đã có
tên trong từ điển tiếng Pháp Larousse.
Hiện chó Phú Quốc đã được thuần dưỡng như vật nuôi. Nhưng người dân
trên đảo Phú Quốc vẫn thích những chó xoáy được sinh ra trong hang, vì
họ tin như vậy mới đúng loại chó xoáy Phú Quốc.Lịch sử
Nguồn gốc của chó Phú Quốc hiện nay chưa xác định. Theo một số người,
chó lông xoáy Phú Quốc được bắt đầu từ một giống chó lông xoáy của Pháp
khi lạc trên hoang đảo Phú Quốc và giống chó này đã sinh sôi nảy nở ở
đây thành một loại chó hoang. Theo một nguồn quảng cáo cho chó lông xoáy Thái [1], có vài lập luận để thuyết minh rằng chó Phú Quốc đến từ Thái Lan.
Đặc điểm
Chó Phú Quốc được người dân trên đảo và cả đất liền Việt Nam rất chuộng vì có nhiều biệt tài so với các loài chó khác.
Chúng có khả năng đi săn
rất tốt. Những người thợ săn vào rừng mang theo một hoặc hai con chó
Phú Quốc trong một đêm có thể mang về năm đến sáu, hoặc nhiều hơn, con chồn hương,
một loại động vật phổ biến ở Phú Quốc. Chó Phú Quốc có thể lần theo dấu
vết con mồi kể cả khi con mồi đã đi qua từ trước đó rất lâu; vì thế thợ
săn phải kiểm tra việc chó chạy theo dấu vết con mồi cũ hay mới để gọi
nó về. Nếu săn hăng quá, chó Phú Quốc có thể lạc vài ngày sau mới về.
Mỗi khi phát hiện ra con mồi thì chúng dồn con mồi đồng thời sủa lên để
gọi chủ. Chúng không buông tha mồi cho đến khi chủ gọi nó đi vì lý do
có thể không hạ được con mồi.
Chó Phú Quốc có khả năng đánh nhau với rắn độc.
Theo những người dân trên đảo, những con chó mực tuyền đen có lưỡi
chống được nọc độc rắn (điều này theo truyền thuyết, chưa được kiểm
chứng). Nhiều con chó Phú Quốc đã liều mình cứu chủ thoát khỏi rắn độc
cắn.
Chó Phú Quốc dễ làm quen với người. Khi gặp bất kể người thân hay
sơ, chúng đều vẫy đuôi mừng rối rít. Người lạ thường có thể sờ mó con
chó mà không bị cắn. Đây là nhược điểm của những chó xoáy trong việc
giữ nhà.
Chó Phú Quốc thường bị bệnh đường ruột, theo một số người có lẽ do hệ miễn dịch yếu bởi sự lai trùng huyết, vì thế khi đưa về đất liền tỷ lệ chết cũng rất cao. Chúng cần được tiêm phòng bệnh.
Hai nhà khoa học Mỹ, Merle Wood và Merle Hidinger, cho rằng xoáy
lưng từng chỉ có ở giống chó xoáy miền Đông Thái Lan và giống chó xoáy
Châu Phi. Do đó, những cái xoáy lưng trên giống chó Phú Quốc hiện nay
chắc chắn bắt nguồn từ giống chó Thái. Theo họ, cách đây ít nhất 400
năm, những ngư dân Thái Lan đã vô tình trở thành các nhà tạo giống khi
họ tới đánh bắt hoặc buôn bán ở vùng biển Phú Quốc.[1]
Tuy nhiên, ThS Nguyễn Văn Biện thuộc ĐH Cần Thơ đã phản biện lại giả
thuyết trên. Ông nói, giả thuyết trên là vô lý vì cách đây 400 năm các
ngư phủ Thái Lan không thể vượt 400-500 cây số để tới vùng biển Phú
Quốc... [2