DIỄN ĐÀN PET MIỀN TÂY
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN PET MIỀN TÂY - HÃY ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN ĐỂ CÙNG GIAO LƯU - TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN TRONG DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN PET MIỀN TÂY
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN PET MIỀN TÂY - HÃY ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN ĐỂ CÙNG GIAO LƯU - TRAO ĐỔI - THẢO LUẬN TRONG DIỄN ĐÀN

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Cách chăm sóc hamster mang thai Empty Cách chăm sóc hamster mang thai Mon Dec 06, 2010 11:09 pm

endypetshop

endypetshop
Moderator
Moderator
Thời kì mang thai

Thường thì các pé sẽ mang thai trong khoảng từ 15-18 ngày. Phần lớn là 16 ngày. Đến ngày thứ 10, bụng bé cái sẽ tròn ra. Đến ngày thứ 14, pé trông sẽ giống như 1 quả bóng golf. Một vài pé cái làm tổ cho mình ngay từ khi mới có em bé. Một số khác lại làm rất muộn. Bạn có thể cho pé thêm mùn cưa và giấy ăn nhiều hơn ngày thường để làm tổ. Hãy tăng dần khẩu phần ăn của pé, nhất là chất đạm. Bạn thay mùn cho pé lần cuối là vào ngày mang thai thứ 13 để pé có thể sớm làm xong tổ cho mình trước khi sinh. Sau đó, bạn chỉ được thay mùn khi hams babies được 14 ngày. Pé cái có thể vẫn chịu ra ngoài đến ngày thứ 14. Bạn nên để pé yên tĩnh trong những ngày cuối cùng trước khi sinh.


Hamster babies

Khi mới được sinh ra, hams mẹ sẽ giải phóng các baby khỏi túi và liếm cho các pé khô sau khi đã gặm cuống rốn cho các pé. Khi hams mẹ ăn hết cuống rốn và đến gần bụng của baby, hams babies sẽ kêu nhỏ 1 tiếng, hams mẹ sẽ dừng lại ngay tức khắc. Nếu pé hams hok kêu hoặc bị chết, ham mẹ sẽ tiếp tục ăn con luôn để đảm bảo k cảnh hưởng đến các pé khác.

Ham babies có màu hồng, mắt nhắm và tai bị bịt kín. Chúng nặng khoảng 2/3g (có nơi nói là 2g ) Tuyệt đối k được giúp đỡ pé khi pé đẻ, và k động vào ổ của pé trong những giờ đầu tiên. Ham mẹ rất cảnh giác và pé sẽ thấy bị đe dọa nếu bạn làm như vậy. Pé sẽ trở nên hung dữ, ăn một vài pé thậm chí tất cả các con của nó. Hams mẹ sẽ ủ ấm hams con bên dưới bụng mình, cho chúng ăn, vệ sinh cho chúng và dạy chúng các hoạt động đầu tiên. Không nên đụng vào ham babies trước khi pé được 14 ngày. Ham mẹ sẽ bị stress và k nhận ra mùi của chúng do bạn đã chạm tay vào (ham mẹ lại có nguy cơ ăn thịt ham con) Tuy nhiên, cũng phải nhìn thoáng qua nơi pé ở mỗi ngày để đảm bảo là mọi chuyện vẫn ổn. Hãy chờ khi nào ham mẹ bận bịu một việc j khác (khi đi nhặt thức ăn chẳng hạn). Ta có thẻ dùng chiếc thìa nhỏ ở góc lồng để xúc những con con bị chết mà hams mẹ k ăn. (chiếc thìa ở trong lồng sẽ có mùi của tổ và k để lại mùi khác trên người những con con)

Ngày đầu tiên: Ham babies sinh ra, màu hồng, k có lông, mù và điếc
Ngày thứ 3: một vài khoảng màu tối bắt đầu xuất hiện trên da.
Ngày thứ 4: “mở tai”
Từ ngày 5-10: bắt đầu có lông
Từ ngày 10-12: mở mắt
Khoảng 14 ngày: pé ra khỏi tổ. Bắt đầu chơi với nhau.
Ngày thứ 21: tách mẹ hoàn toàn.

Các babies ra khỏi tổ

Vào khoảng ngày thứ 13, 14 các pé bắt đầu chuyến thám hiểm bên ngoài. Ngày thứ 2 từ sau khi pé ra khỏi tổ, bạn có thể chạm vào pé. Không nên chạm vào pé quá lâu, nếu k ham mẹ sẽ k nhận ra pé nữa. Bế các bé babies ít nhất 1 ngày 1 lần để pé quen với mùi người. Từ ngày 15 đến 18, k được bế quá 10 giây mỗi lần (tuy nhiên, bạn có thể bế nhiều lần mỗi ngày) Sau đó, bạn có thể bế pé được lâu hơn. Nên chú ý, các pé ở tuổi này thật sự giống một bánh xà phòng nhỏ, hãy chơi với pé cách sàn lồng khoảng vài cm, để tránh làm rơi pé nhé. Từ 14 ngày, pé bắt đầu ăn hạt, hãy đổ đầy khay thức ăn và bình nước mỗi sáng nhá.

Pé tự lập

Pé tự lập từ ngày thứ 21, nghĩa là pé tự ăn và k còn phụ thuộc vào ham mẹ nữa. Tuy nhiên, nên để pé lại với mẹ thêm 1 tuần nữa để cho pé khả năng phát triển tốt nhất. Có một số trường hợp, hams mẹ không thể chịu đựng con con nữa (hams mẹ bắt đầu nổi cáu) hoặc ham mẹ quá mệt mỏi vì nhiều con (ham mẹ nằm dài 1 góc). Khi đó, bạn nên tách chuồng ngay. Từ 1 tháng tuổi, bạn buộc phải tách các pé khỏi mẹ và tách pé đực – pé cái. Từ lúc này, cần quan sát để chắc rằng các pé k oánh nhau. Thường thì chúng có thể ở với nhau đến 6 tuần mà k bị thương tích. Đôi khi, có thể cho pé cái ở cùng với mẹ nếu bạn thiếu chỗ ở cho pé, nhưng bạn nên để ham mẹ được nghỉ ngơi. Hãy chơi với các babies nhiều nhất có thể, sau đó chúng sẽ quen hơi người, hiền lành và hoạt bát hơn.

Hamsmẹ sau khi tách chuồng

Ngày đầu tiên sau khi các pé đi, hams mẹ sẽ ngủ khá nhiều để lấy lại sức. Không nên thay đổi thức ăn của pé đột ngột và tiếp tục cung cấp thêm đạm. Bụng bé, vốn bị xấu đi sau khi sinh sẽ dần trở về như cũ ^.^ Hãy chú ý đến vú của pé phòng trường hợp có j xảy ra.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết